Những thực phẩm này có thể góp phần giảm thiểu tác dụng phụ của hóa trị. Tuy nhiên các chế độ ăn uống cho từng bệnh nhân ung thư vẫn nên được thiết kế riêng cho mỗi cá nhân tùy từng loại hóa chất phù hợp “Tailor- đo ni” mà bác sĩ đã chỉ định trong quá trình hóa trị.
Thực vậy, chế độ ăn uống cho mỗi bệnh nhân ung thư khác nhau, vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, hoặc tốt hơn nữa là một chuyên gia dinh dưỡng được đào tạo, để cá nhân hóa bữa ăn theo tình trạng, chẩn đoán và nhu cầu của bạn.
1. Cà rốt giúp tăng cường hóa trị
Nên dùng Cà rốt như là một loại thực phẩm chính trong chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư. Theo một nghiên cứu năm 2014, một số hợp chất thực vật (cũng có trong rau mùi tây) cũng giúp hóa trị hiệu quả hơn bằng cách ngăn chặn một cơ chế trong cơ thể làm can thiệp hiệu quả vào việc điều trị ung thư. Các nhà nghiên cứu hy vọng những thực phẩm này cũng có thể được sử dụng để bổ sung cho các phương pháp điều trị thông thường để mang lại kết quả tốt hơn cho bệnh nhân,Theo Arjan Scheepens-Tiến sĩ của trung tâm Nghiên cứu Thực vật & Thực phẩm New Zealand. Tuy nhiên không nên lạm dụng, vì nếu cơ thể nạp vào quá nhiều,liên tục cũng có thể dư beta-carotene.
2. Dùng thức ăn lỏng để khắc phục khô miệng
Nếu khô miệng- tác dụng phụ thường gặp của hóa trị khiến bạn khó nuốt- hãy thử làm ẩm thức ăn bằng cách rưới nước sốt, nước thịt hoặc thậm chí sữa ít béo lên trên, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) gợi ý.
Dùng máy xay thức ăn lỏng, sệt cũng giúp việc nuốt chúng dễ dàng hơn.
3. Cơm và chuối trị tiêu chảy
Theo thông tin từ Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering New York, các loại thực phẩm nhạt nhạt như cơm, chuối, táo nấu chín, cháo cà rốt, bánh mì nướng khô
sẽ giúp phân của bạn chặt lại nếu bạn bị tiêu chảy do hóa trị.
Tránh thực phẩm béo, trái cây tươi và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt vì chúng có thể làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn.
4. Ngũ cốc nguyên hạt chống táo bón
Nếu bạn bị táo bón, uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan, như bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây khô, đậu khô hoặc đậu Hà Lan sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa của bạn.
Viện Ung thư Quốc gia (NCI) khuyên nên uống 8 đến 12 cốc (khoảng 2-3 lít) chất lỏng mỗi ngày cho những người đang điều trị ung thư.
5. Chia nhỏ bữa ăn giúp giảm cảm giác chán ăn
Mất cảm giác ngon miệng là tác dụng phụ phổ biến của hóa trị liệu, nhưng thay vì ép bản thân ăn ba bữa lớn, hãy ăn năm hoặc sáu bữa nhỏ hơn trong suốt cả ngày để có được dinh dưỡng và năng lượng đúng cách, ACS gợi ý.
Bổ sung protein và thực phẩm có hàm lượng calo cao hơn vào chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh. Tuy nhiên, chế độ ăn uống cho mỗi bệnh nhân ung thư khác nhau, vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, hoặc tốt hơn nữa là chuyên gia dinh dưỡng được đào tạo, để cá nhân hóa bữa ăn theo tình trạng, chẩn đoán và nhu cầu của bạn.
6. Kẹo gừng làm giảm buồn nôn
Hóa chất thường khiến dạ dày của bạn khó chịu buồn nôn, nhưng kẹo gừng và kẹo chanh có thể có tác dụng làm giảm điều đó. Ngậm chúng trước khi ăn hoặc nhấm nháp một ít lát gừng hoặc cola trong khi ăn( hiệp hội ung thư mỹ- ACS khuyên). Điều này sẽ giúp làm dịu bao tử của bạn. Cũng cần lưu ý rằng kẹo gừng có thể không thực sự có vị như kẹo - nó có thể làm cay, nóng.
7. Bánh trứng cho vết loét miệng
Loét miệng có thể gây đau khi ăn ngay cả những loại thực phẩm mềm nhất. Nếu việc điều trị khiến miệng bạn bị đau, hãy thử dùng các loại thức ăn xay nhuyễn dễ nuốt, chẳng hạn như bánh trứng, cơm, trứng, cháo và súp (theo hiệp hội ung thư Hoa kỳ- ACS). Càng nhạt càng tốt, vì muối hoặc gia vị có thể làm vết loét đau hơn.
Tránh các thức ăn cứng sắc hoặc giòn như bánh quy giòn, khoai tây chiên và rau sống, cũng như các thức ăn cay như nước sốt nóng, cà ri, salsa (sốt chế biến từ cà chua, hành, ớt) và ớt cũng gây kích ứng các vết loét.
8.Hành và tỏi tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn
Một chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân ung thư luôn bao gồm hành và tỏi. Nướng, nấu chín hoặc sống, những loại tác nhân chống ung thư này chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, được chứng minh có tác dụng kích thích hệ miễn dịch chống lại ung thư. Nghiên cứu mới nhất cho thấy tỏi, hành, huệ tây, tỏi tây, hẹ tây làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Cụ thể, những người trưởng thành ăn nhiều rau củ thuộc họ hành tỏi nhất có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng thấp hơn 79% so với những người tiêu thụ ít nhất.
9.Protein nạc duy trì năng lượng và cơ bắp
NCI khuyên bạn nên ăn nhiều protein khi hóa trị liệu để cung cấp cho bạn năng lượng và giữ cho cơ bắp của bạn mạnh mẽ khi hóa trị làm cho suy kiệt.
Hãy chọn các protein nạc (lean protein) như trứng, cá và thịt gà (gia cầm).
Nhiều bệnh nhân ung thư nhận thấy rằng thịt đỏ có vị kim loại khó chịu.
Bình luận