Có một thân hình gọn gàng, săn chắc là biểu hiện của một cơ thể khoẻ mạnh và là mong muốn của tất cả mọi người. Các nghiên cứu đã cho thấy, có 6 vị trí dễ tích lũy mỡ thừa trên cơ thể và có đến hàng trăm lời khuyên giúp loại bỏ chúng. Tuy nhiên, ở mỗi người khác nhau lại cần có những phương pháp riêng biệt. Do đó, điều quan trọng chính là cần tìm hiểu vì sao bạn tăng cân, từ đó tìm ra cách giảm cân hiệu quả và an toàn cho chính mình.
Béo phì là vấn đề sức khỏe mạn tính cần điều trị lâu dài. Thay đổi lối sống (ăn kiêng và luyện tập thể lực) luôn là biện pháp cơ bản và cần thiết với mọi bệnh nhân
Một số người có thể cần điều trị thêm bằng thuốc nếu việc thay đổi lối sống chưa đạt hiệu quả mong muốn. Đôi khi can thiệp ngoại khoa được chỉ định bởi bác sỹ ở một số trường hợp. Các bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn thực hiện điều này.
Hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tìm hiểu về các dạng mỡ thừa để vạch ra một kế hoạch loại bỏ chúng hiệu quả nhé!
1. Mỡ toàn thân trên
Dạng mỡ thừa này thường bắt đầu tích tụ khi lượng calo cơ thể tiêu hao thấp hơn so với lượng calo hấp thụ. Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên dạng mỡ này chính là lối sống lười vận động và ăn quá nhiều. Cách loại bỏ:
-
Luyện tập thể thao: đi bộ, chạy hoặc bơi ít nhất 30 phút mỗi ngày.
-
Dừng ngay việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn và thức uống có đường, đây chính là nguồn gốc khiến bạn tích tụ nhiều calo không cần thiết.
2. Mỡ bụng dưới
Bụng dưới là phần rất dễ bị tích mỡ. Nguyên nhân chủ yếu là do căng thẳng, trầm cảm và lo lắng. Cách loại bỏ:
-
Tránh căng thẳng và học cách thư giãn. Hormone gây căng thẳng cortisol khiến mỡ tích tụ ở vùng bụng. Hãy tập ngồi thiền hoặc thực hiện các bài tập hít thở nhẹ nhàng.
-
Thử uống trà xanh. Đây là cách giúp tiêu diệt mỡ thừa rất tuyệt vời. Ngoài ra, một tách trà xanh nóng sẽ giúp bạn giảm bình tĩnh hơn mỗi khi căng thẳng.
3. Mỡ vùng thân dưới
Một trong những lý do khiến phần đùi của bạn trở nên to hơn có thể đến từ chế độ ăn chứa nhiều gluten, một loại protein được tìm thấy chủ yếu trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Nếu bạn không hài lòng với kích thước “quá khổ” của phần dưới cơ thể, hãy cân nhắc việc cắt giảm gluten trong chế độ ăn hằng ngày. Cách loại bỏ:
-
Đi bộ lên dốc hoặc cầu thang. Điều này rất có ích trong việc đốt cháy mỡ thừa và làm săn chắc cơ đùi.
-
Đừng bỏ bữa sáng. Quá trình trao đổi chất luôn bắt đầu vào buổi sáng, thiếu bữa sáng sẽ khiến bạn cảm thấy đói suốt cả ngày và điều đó làm cho bạn có xu hướng ăn nhiều hơn.
4. Béo bụng
Uống nhiều bia rượu và các thức uống có cồn sẽ khiến bạn dễ bị béo bụng. Hãy bắt đầu việc kiểm soát các loại thức uống của mình ngay hôm nay. Cách loại bỏ:
-
Hạn chế uống rượu bia và các thức uống có cồn vì calo sinh ra từ các thức uống này sẽ tích tụ thành mỡ.
-
Chia khẩu phần ăn hằng ngày thành các phần nhỏ để cơ thể tiêu thụ được hết khối lượng calo đã nạp vào mỗi lần, đồng thời khả năng kiểm soát cơn đói cũng sẽ được cải thiện hơn.
5. Mỡ vùng chi dưới
Đây là dạng mỡ thừa thường gặp ở phụ nữ có vấn đề về tĩnh mạch chân hoặc chân bị phù trong quá trình mang thai. Cách loại bỏ:
-
Dừng ăn quá mặn vì muối chính là nguyên nhân gây ứ nước trong cơ thể.
-
Hạn chế ngồi ở một tư thế mà không vận động quá 30 phút. Hãy cố gắng đứng lên và đi lại thường xuyên.
-
Hãy nằm thẳng và kê cao chân, như thế sẽ giúp ngăn các chất lỏng tích tụ ở chân.
6. Mỡ phần lưng
Nguyên nhân chủ yếu là do ít vận động. Cách loại bỏ:
-
Hãy bắt tay vào tập thể dục ngay nếu mỡ thừa phần lưng khiến bạn cảm thấy phiền toái.
-
Đảm bảo ngủ đủ giấc. Tình trạng thiếu ngủ gây xáo trộn hormone, khiến bạn thèm ăn nhiều hơn, dẫn đến tích tụ mỡ thừa chủ yếu ở phần bụng và lưng.
-
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Những loại thực phẩm này giúp giảm bớt sự thèm ăn và hạn chế hấp thụ calo từ thực phẩm.
-------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH):
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
Bình luận