Cột sống thắt lưng được cấu thành từ năm đốt sống, phân tách nhau bởi các đĩa sụn. Những biến đổi thoái hóa hoặc chấn thương đĩa đệm thắt lưng có thể làm tổn thương đến vòng xơ - một dải mô sụn dai và chắc bao xung quanh đĩa sụn. Nhân đĩa có thể thoát vị đi vào ống tủy sống hoặc kênh rễ thần kinh và gây đau, tê, yếu, khó chịu cho người bệnh.
Theo thống kê tại Việt Nam, khoảng 30% dân số đang gặp phải tình trạng đau lưng, đặc biệt là do tổn thương đĩa đệm. Bệnh đang ngày càng có xu hướng trẻ hoá và phổ biến ở độ tuổi từ 30 – 60 tuổi. Hiểu về bệnh để kịp thời thay đổi thói quen sinh hoạt là cách để chúng ta đảm bảo chất lượng cuộc sống.
► Nguyên nhân:
-
Sự thay đổi cấu trúc của đĩa đệm.
-
Quá trình lão hóa và sự phá vỡ xảy ra trong đĩa đệm.
-
Chấn thương nặng có thể khiến đĩa đệm bị thoát vị. Chấn thương cũng có thể khiến tình trạng đĩa đệm vốn đã thoát vị trở nên trầm trọng hơn.
► Triệu chứng thường gặp:
-
Đau lưng từng cơn hoặc liên tục. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn khi di chuyển, ho, hắt hơi hoặc đứng trong thời gian dài.
-
Co thắt cơ lưng.
-
Đau thần kinh tọa - cơn đau bắt đầu gần lưng hoặc mông và di chuyển xuống chân đến bắp chân hoặc bàn chân.
-
Yếu cơ ở chân.
-
Tê ở chân hoặc bàn chân.
-
Giảm phản xạ ở đầu gối hoặc mắt cá chân.
-
Thay đổi chức năng bàng quang hoặc ruột.
► Phương pháp chẩn đoán:
Bên cạnh việc kiểm tra bệnh sử và khám sức khoẻ, bạn có thể thực hiện một số xét nghiệm như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp tuỷ cản quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), điện cơ (EMG).
► Phương pháp điều trị:
-
Nghỉ ngơi tại giường.
-
Các bài tập kéo giãn cơ thích hợp giúp giảm nguy cơ làm nặng thêm cơn đau hoặc tổn thương đĩa đệm.
-
Vật lý trị liệu bao gồm điều trị bằng sóng âm thanh, massage, chườm nóng và tập thể dục.
-
Kiểm soát cân nặng.
-
Sử dụng đai lưng hỗ trợ.
-
Thuốc kiểm soát cơn đau và thư giãn cơ bắp.
► Biện pháp phòng ngừa:
-
Tập thể dục thường xuyên.
-
Chế độ ăn uống đảm bảo đủ canxi và vitamin D cần thiết cho sức khỏe của xương.
-
Kiểm soát cân nặng.
-
Bỏ thuốc lá.
-
Lưu ý tư thế đứng, ngồi, mang vác vật nặng.
-
Sử dụng loại nệm có thể giữ cho cột sống thẳng, đồng thời hỗ trợ trọng lượng của vai và mông, sử dụng gối vừa tầm.
-
Hạn chế đi giày cao gót.
Tại chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), trong quá trình tư vấn và điều trị, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp, kỹ thuật và phác đồ điều trị mới nhất theo tiêu chuẩn Mỹ. Quan trọng nhất, bác sĩ chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình phối hợp cùng bác sĩ Vật Lý Trị Liệu - Phục Hồi Chức Năng lên kế hoạch điều trị và thiết kế bài tập riêng cho từng bệnh nhân dựa trên đánh giá bệnh nhân qua nhiều yếu tố: mức độ bệnh, nghề nghiệp, thói quen chơi thể thao, những bệnh lý khác của bệnh nhân, thời gian tập luyện phù hợp với bệnh nhân.
Bệnh nhân cũng được hỗ trợ giảm đau bằng nhiều phương pháp, máy móc thiết bị hiện đại và không gian điều trị lý tưởng tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) cho người bệnh tham gia tập luyện, rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe, sớm vận động bình thường trở lại.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
Bình luận