Đầu gối được xem là khớp lớn nhất trong cơ thể, tập hợp các khớp phức tạp, chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể và cho phép chân cong lại và duỗi thẳng.
Có 3 xương kết hợp tại đầu gối:
Đầu của mỗi xương này được bao phủ bởi sụn, giúp các bộ phận di chuyển một cách mượt mà. Giữa xương đùi và xương chày có một lớp đệm sụn dày hơn gọi là sụn chêm. Đầu gối của có cấu tạo 4 dây chằng nối các xương với nhau, cũng như các gân nối xương với cơ bắp của chân.
► Chấn thương đầu gối là gì?
Bạn có thể bị chấn thương đầu gối nếu có tổn thương đến xương, dây chằng, sụn hoặc gân.
Những chấn thương đầu gối thường gặp bao gồm:
-
Tổn thương sụn lót trong đầu gối
-
Rách dây chằng, có thể là rách một phần hoặc rách hoàn toàn
-
Rách sụn chêm phần sụn giữa xương ống chân và xương đùi
-
Kích ứng xương bánh chè
Những chấn thương ít gặp hơn ở đầu gối bao gồm:
-
Gãy xương
-
Trật khớp xương bánh chè hoặc khớp gối
► Đối tượng nào bị chấn thương đầu gối?
1. Tham gia những môn thể thao có động tác mạnh và nhanh: Chạy bộ, bóng rổ, bóng đá, khúc côn cầu, bóng đá, đạp xe, v.v., có thể làm tăng nguy cơ đau và chấn thương đầu gối.
2. Thừa cân: Thừa cân là một yếu tố nguy cơ gây chấn thương đầu gối, gây áp lực nhiều hơn lên các khớp ở chi dưới.
3. Thiếu sự linh hoạt hoặc sức mạnh của cơ bắp: Thiếu sự linh hoạt của cơ bắp có thể làm tăng nguy cơ chấn thương đầu gối vì cơ bắp của bạn giúp ổn định và bảo vệ các khớp của bạn, đồng thời cho phép bạn di chuyển linh hoạt. Bên cạnh đó, chấn thương đầu gối cũng có thể do tập luyện không đúng cách hoặc do không phục hồi đúng cách sau chấn thương.
► Nguyên nhân gây chấn thương đầu gối
Đầu gối dễ bị chấn thương vì chúng phải chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể, chịu áp lực lớn khi bạn chạy và nhảy.
Bạn thường gặp chấn thương đầu gối khi chơi các môn thể thao như:
-
Bóng đá
-
Bóng rổ
-
Bóng chuyền
-
Trượt tuyết
Bạn có thể bị chấn thương đầu gối mãn tính do:
-
Chấn thương cũ
-
Phẫu thuật trước đây
-
Các bệnh lý mãn tính như thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp
► Triệu chứng thường gặp
Đau và sưng đầu gối là các triệu chứng phổ biến nhất của chấn thương gối. Các dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm:
-
Khó khăn trong việc di chuyển đầu gối
-
Đầu gối bị khóa cứng do chấn thương
-
Cứng khớp
-
Không thể duỗi thẳng hoàn toàn đầu gối
Đầu gối cũng có thể trở nên không ổn định, có nghĩa là bạn cảm thấy đầu gối của mình bị lỏng lẻo hoặc mất thăng bằng khi sử dụng. Trong trường hợp gãy xương và trật khớp, đầu gối có thể bị biến dạng hoặc lệch vị trí.
► Biến chứng
Chấn thương đầu gối nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, tình trạng khớp đầu gối mất ổn định. Bên cạnh đó, chấn thương gối như gãy xương vùng gối cũng gây ra những chấn thương về thần kinh, mạch máu, nhiễm trùng khi gãy xương hở.
► Chẩn đoán chính xác
Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, để bệnh nhân mô tả chi tiết những gì đã xảy ra tại thời điểm chấn thương, bao gồm:
-
Cách bệnh nhân ngã như thế nào và có va chạm với mặt đất hay không
-
Khớp xoay vặn như thế nào
-
Vị trí của cơn đau
-
Có chấn thương nào trước đây hay không
-
Chân có bị yếu hay khó cử động chỗ nào không
Đồng thời bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh chụp X-quang, CT hoặc MRI, nhằm xác định tình trạng chính xác của chấn thương và có phương pháp điều trị thích hợp.
► Phương pháp điều trị
1. Điều trị không phẫu thuật: Trường hợp chấn thương nhẹ, tổn thương dây chằng hoặc sụn khớp không quá nặng, bệnh nhân có thể được thực hiện điều trị bằng phương pháp sử dụng đai cố định, nẹp để cố định giúp bảo vệ đầu gối. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh các bài tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng, tăng cường sức mạnh cho cơ để tránh bị teo cơ, hỗ trợ phục hồi chức năng vận động sau chấn thương.
2. Điều trị phẫu thuật: Đối với các trường hợp chấn thương nặng, dây dây chằng hoặc sụn chêm của đầu gối bị rách… có thể điều trị phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là phẫu thuật nội soi, phẫu thuật mở, tùy vào tình trạng chấn thương của bệnh nhân.
► Chăm sóc và điều trị chấn thương gối:
Các chấn thương đầu gối thường sẽ phục hồi tốt hơn khi áp dụng phương pháp PEACE & LOVE:
-
Protection (Bảo vệ): Tránh các hoạt động làm tăng cơn đau trong vài ngày đầu sau chấn thương.
-
Elevation (Nâng cao): Nâng chi chấn thương lên cao hơn tim khi nằm hoặc ngồi.
-
Avoid anti-inflammatory modalities/ Tránh các phương thức kháng viêm: Tránh sử dụng thuốc chống viêm và không chườm đá.
-
Compression (Nén ép): Quấn băng chặt vết thương để giảm sưng.
-
Education (Giáo dục): Tránh các điều trị không cần thiết và để cơ thể tự lành.
-
Load (Tải trọng): Hãy để cơn đau hướng dẫn bạn dần dần trở lại các hoạt động bình thường.
-
Optimism (Lạc quan): Hãy luôn tích cực và tự tin, giúp bạn thoải mái hơn cũng như giúp việc phục hồi tốt hơn.
-
Vascularisation (Tăng cường tuần hoàn): Chọn các hoạt động không đau để giúp phục hồi mô
-
Exercise (Tập luyện): Áp dụng phương pháp phục hồi chủ động
► Phòng ngừa chấn thương đầu gối
Bạn có thể giúp ngăn ngừa chấn thương nếu bạn:
-
Làm nóng khớp và cơ bằng cách thực hiện nhẹ nhàng các bài tập khởi động hoặc kéo giãn cơ
-
Mang giày phù hợp với môn thể thao tham gia
-
Tránh các chuyển động khớp đầu gối đột ngột
-
Cố gắng xoay chân khi bạn thay đổi hướng, thay vì vặn mình qua đầu gối
-
Sau khi tham gia thể thao bằng nên thực hiện các động tác kéo giãn nhẹ nhàng.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎ Hotline: (028) 3910 9999
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Bình luận