Chứng khó tiêu chức năng là thuật ngữ chỉ các dấu hiệu và triệu chứng khó tiêu tái phát mà không có nguyên nhân rõ ràng. Chứng khó tiêu chức năng còn được gọi là đau dạ dày không do loét hoặc chứng khó tiêu không do loét.
Chứng khó tiêu chức năng phổ biến và có thể kéo dài - mặc dù các dấu hiệu và triệu chứng hầu hết là không liên tục. Những dấu hiệu và triệu chứng này giống với dấu hiệu và triệu chứng của viêm loét dạ dày, như đau hoặc khó chịu ở vùng bụng trên, thường kèm theo đầy hơi, ợ hơi và buồn nôn.
► Triệu chứng: Khó tiêu có thể biểu hiện như đau dạ dày với triệu chứng đa dạng, bao gồm:
-
Đau hoặc nóng rát vùng thượng vị, đầy bụng, ợ hơi nhiều hoặc buồn nôn sau bữa ăn.
-
Cảm giác no sớm (no) khi ăn.
-
Đau dạ dày đôi khi có thể xảy ra không liên quan đến bữa ăn hoặc có thể thuyên giảm sau bữa ăn.
► Tuy nhiên, bạn cần tìm kìm sự giúp đỡ chuyên môn của bác sĩ của bạn nếu các triệu chứng tiếp tục trong hơn hai tuần. Và bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu có các triệu chứng nghiêm trọng, như:
-
Khó nuốt
-
Đau bụng nhiều.
-
Nôn ói liên tục hay nôn ra máu
-
Tiêu phân đen hay có máu trong phân
-
Cơn đau lan ra cánh tay, cổ hoặc hàm.
-
Triệu chứng khó tiêu kéo dài kèm sụt cân, thiếu máu, dễ mệt và cảm giác có một khối u trong bụng.
► Nguyên nhân:
Có rất nhiều yếu tố có thể gây khó tiêu. Bao gồm:
-
Ăn những thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ, nhiều axit hoặc nhiều chất xơ.
-
Ăn quá muộn trong ngày
-
Uống rượu bia hoặc uống nhiều cà phê
-
Hút thuốc lá
-
Uống một số loại thuốc
► Ngoài ra, các vấn đề về đường tiêu hóa hoặc các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây khó tiêu, bao gồm:
-
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
-
Hội chứng ruột kích thích
-
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) tại dạ dày.
-
Viêm loét dạ dày
-
Liệt dạ dày
-
Ung thư dạ dày: là một tình trạng hiếm gặp, nhưng khó tiêu có thể là một trong những dấu hiệu của ung thư.
► Dự phòng khó tiêu và đầy hơi:
-
Có nhiều cách để giúp ban phòng ngừa chứng khó tiêu. Để bắt đầu, bạn cần biết cơ thể mình và cách cơ thể phản ứng với các loại thức ăn và đồ uống khác nhau. Giảm hay tránh thực phẩm cay và có tính axit và đồ uống có ga vì chúng có thể gây ra chứng khó tiêu.
-
Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và không ăn quá khuya.
-
Đừng đi nằm quá sớm sau khi ăn.
-
Hạn chế sử dụng rượu bia.
-
Nếu bạn sử dụng thuốc lá, hãy cố gắng bỏ thuốc lá.
-
Thư giãn và ngủ đủ giấc vì căng thẳng và thiếu ngủ cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
► Chẩn đoán nguyên nhân gây khó tiêu:
Nếu bạn bị khó tiêu kéo dài hay có sự hiện diện của những triệu chứng báo động như mô tả ở trên thì bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ xem xét các dấu hiệu, triệu chứng của bạn đồng thời khám bệnh kỹ lưỡng. Trường hợp cần, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện một số xét nghiệm nhằm xác định nguyên nhân khiến bạn bị khó tiêu và loại trừ các rối loạn khác gây ra triệu chứng tương tự. Các xét nghiệm có thể bao gồm:
-
Xét nghiệm máu.
-
Xét nghiệm vi khuẩn H. pylori: qua xét nghiệm máu, phân hoặc hơi thở.
-
Nội soi dạ dày với ống nội soi mỏng, nhỏ và linh hoạt được đưa xuống cổ họng của bạn để bác sĩ có thể quan sát bên trong thực quản, dạ dày và phần đầu tiên của ruột non (tá tràng) nhằm tìm kiếm ra nguyên nhân bệnh.
Là một trong 5 chuyên khoa mũi nhọn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), Khoa Tiêu hóa – Gan mật cung cấp đầy đủ các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Đội ngũ bác sĩ Chuyên khoa Tiêu hóa – Gan mật giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm tại AIH sẽ giúp đưa ra những chẩn đoán chính xác và lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp.
Đặc biệt, tại AIH, phòng nội soi tiêu hóa được đầu tư các trang thiết bị, máy móc hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo mang đến cho quý khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: (Lối vào 199 Nguyễn Hoàng) Số 6, Đường Bắc Nam 3, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Bình luận