► HEN PHẾ QUẢN LÀ GÌ?
Hen phế quản (suyễn) là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp, trong đó đường thở bị phù nề, viêm và tắc nghẽn bởi chất nhầy và dịch. Tình trạng này khiến trẻ khó thở. Hen có thể kiểm soát được bằng thuốc nếu tuân thủ điều trị. Khi hen được kiểm soát, trẻ có thể sinh hoạt như những trẻ bình thường khác.
► CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA HEN
Những triệu chứng thường gặp của hen bao gồm:
-
Khò khè
-
Đau, nặng ngực
-
Khó thở
-
Ho, đặc biệt về đêm hoặc sáng sớm
-
Ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày
► LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHẨN ĐOÁN HEN?
Đo chức năng hô hấp là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định hen phế quản. Trẻ có thể được sử dụng thuốc làm giãn phế quản trong khi thực hiện nghiệm pháp. Thỉnh thoảng, ở trẻ nhỏ, chẩn đoán hen có thể chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng, quá trình thăm khám và đáp ứng với điều trị.
► CÁC YẾU TỐ KHỞI PHÁT CƠN HEN
Yếu tố khởi phát là những nguyên nhân làm tăng co thắt phế quản, làm trẻ xuất hiện cơn hen cấp, các yếu tố này bao gồm:
-
Phấn hoa
-
Bụi, nấm mốc
-
Mạt nhà
-
Lông vật nuôi
-
Con gián
-
Dị ứng thức ăn hay thuốc
-
Thời tiết
-
Nhiễm trùng hô hấp
-
Vận động thể lực
► LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT TRẺ ĐANG LÊN CƠN HEN CẤP?
Khi các yếu tố khởi phát kích thích đường hô hấp, trẻ sẽ biểu hiện các triệu chứng của cơn hen cấp như:
-
Thở khò khè
-
Khó thở tăng lên
-
Ho liên tục không ngưng
-
Nặng ngực/đau ngực
-
Vã mồ hôi
-
Nhịp tim nhanh
-
Thở khó và thở nhanh
► KHI NÀO BỐ MẸ CẦN ĐƯA TRẺ ĐI KHÁM?
Trẻ nên được cho đi khám nếu có bất kỳ các triệu chứng sau:
-
Khó thở, ho hay khò khè làm trẻ phải thức giấc về đêm hay ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày của trẻ
-
Triệu chứng xuất hiện ban ngày trên 2 ngày/tuần
-
Khó thở không thể hết khi tự sử dụng dụng cụ hít giãn phế quản tại nhà.
-
Triệu chứng nặng khiến trẻ phải nghỉ học
-
Triệu chứng nặng khiến trẻ có khả năng phải nhập viện cấp cứu
-
Có biểu hiện tác dụng phụ của các thuốc phòng ngừa
► ĐIỀU TRỊ HEN NHƯ THẾ NÀO?
Trẻ phải được khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị hen bao gồm:
-
Tránh các yếu tố khởi phát
-
Sử dụng các thuốc dạng hít
-
Một vài thuốc (hầu hết ở dạng hít) trẻ cần được sử dụng liền ngay khi trẻ biểu hiện lên cơn hen. Một vài loại khác có thể được dùng hằng ngày để tránh cho trẻ lên cơn nhiều lần và triệu chứng hô hấp xấu đi
-
Trẻ nên được bác sĩ lên kế hoạch theo dõi và quản lý hen chặt chẽ
► LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐEM LẠI CUỘC SỐNG KHỎE MẠNH CHO TRẺ BỊ HEN?
-
Sử dụng thuốc hằng ngày đúng giờ là một yếu tố rất quan trọng
-
Ghi nhớ rõ ràng thuốc nào sử dụng hằng ngày và thuốc nào sử dụng khi trẻ lên cơn hen.
-
Lập bảng kế hoạch quản lý cơn hen cho trẻ ở nhà và ở trường
-
Không nên vận động quá mức, nên nghỉ ngơi giữa các hoạt động
-
Biết và tránh các yếu tố khởi phát cơn của bản thân
-
Trẻ bị hen nên luôn có người chơi cùng
► LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TRÁNH CÁC YẾU TỐ KHỞI PHÁT CƠN CHO TRẺ?
-
Tránh ô nhiễm không khí
-
Không hút thuốc trong nhà
-
Giữ mức độ ẩm không khí thấp
-
Phòng tránh nấm mốc
-
Không nên sử dụng nến có mùi thơm hay hóa chất có mùi nồng
-
Không lưu trữ hóa chất độc hại trong nhà
-
Vệ sinh nhà cửa, mền chiếu thường xuyên
-
Thông khí sạch
-
Sử dụng quạt hút trong phòng tắm
-
Mở cửa sổ khi sơn hay sử dụng hóa chất trong nhà
-
Đảm bảo hệ thống thông khí không bị bít
-
Các thiết bị thông khí phải được kiểm tra ít nhất 1 năm/lần
Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vaccine; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng; và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh.
Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎ Hotline: (028) 3910 9999
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Bình luận