Đối với trẻ nhỏ, môi trường xung quanh luôn ẩn chứa nhiều hiểm họa. Do đó, để đảm bảo an toàn cho con, Bố Mẹ luôn cố gắng hạn chế tối đa cho con tiếp xúc với những thứ nguy hiểm. Tuy nhiên, trẻ ở lứa tuổi hiếu động thì cũng khó tránh được tình huống đáng tiếc xảy ra. Do đó, nắm rõ một số cách sơ cứu kịp thời cho trẻ khi gặp phải tai nạn là kiến thức cần thiết đối với Bố Mẹ. Dưới đây là cách sơ cứu 6 tai nạn phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ mà Bố Mẹ cần phải nắm rõ, hãy cùng Bệnh viện AIH tìm hiểu nhé!
-
Nếu trẻ chảy máu, trước tiên hãy dùng gạc hoặc một chiếc khăn sạch ấn chặt vào vết thương cho đến khi máu hết chảy (khoảng từ 3 - 15 phút). Rửa sạch vết thương dưới vòi nước ấm và thấm nhẹ cho khô. Nếu vết thương bị dính bẩn hoặc do động vật cào, hãy rửa bằng nước và xát nhẹ với xà phòng.
-
Nếu da bị rách, làm sạch vết thương dưới vòi nước sạch hoặc nước muối sinh lý, sau đó sát trùng vết thương với cồn 70 độ hoặc Betadine 10%, sau đó che vết thương bằng băng gạc hoặc băng cá nhân.
-
Nếu không thể cầm máu sau vài lần thử bằng cách ấn trực tiếp, hãy gọi bác sĩ hoặc đưa trẻ đến phòng cấp cứu.
-
Nếu da bị lóc một mảng lớn, hãy gói mảng da đó vào một mảnh vải sạch, ẩm, cho vào túi và đặt lên miếng đá lạnh, bác sĩ có thể khâu lại chỗ da đó.
-
Nếu bị động vật (chó, mèo…) cắn, cào hoặc vết thương dơ, sâu thì sau sơ cứu cần đưa đưa trẻ đến bệnh viện để được xem xét chích ngừa dại và/ hoặc uốn ván.
► Lưu ý: Không được cho bất kỳ thuốc bột, thuốc viên hoặc các thuốc dân gian như thuốc lào, thuốc lá... lên vết thương.
Ngay lập tức để vết bỏng dưới vòi nước mát hoặc đắp một chiếc khăn ướt mát lên vết bỏng làm dịu cơn đau. Che những nốt phỏng nhỏ bằng băng hoặc gạc, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Không được sử dụng các phương pháp dân gian, làm giảm đau rát như: dùng nước tương, nước mắm... vào vết bỏng.
Cho trẻ ngồi thẳng, nới lỏng áo quanh cổ. Kẹp lấy đầu mũi sát hai cánh mũi hoặc nút gạc vào mũi bị chảy, cho trẻ cúi ra trước trong khi bạn tiếp tục giữ chặt trong 5 - 10 phút, không nên mở kẹp hoặc rút gạc sớm sẽ có thể dẫn tới chảy máu lâu hơn.
Dùng xà phòng và nước để rửa quanh chỗ dằm đâm. Dùng cồn lau sạch một chiếc nhíp và nhẹ nhàng rút dằm ra. Rửa lại một lần nữa. Nếu dằm cứng và khó lấy, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí phù hợp.
Nếu côn trùng đốt để lại ngòi, dùng móng tay hoặc thẻ nhựa cào nhẹ lên da để lấy ngòi ra, tránh không để gãy ngòi đốt. Lưu ý: Không dùng nhíp để kẹp vào ngòi vì có thể khiến nọc độc thoát ra nhiều hơn. Sau khi lấy ngòi ra, rửa sạch vết thương với xà phòng và nước, sau đó đắp gạc hoặc khăn mát lên vết đốt để giảm sưng viêm. Có thể thoa kem Hydrocortisone 0.5 – 1%. Nếu bị nhiều vết đốt hoặc vết đốt sưng đau, lan rộng thì cho trẻ đi khám ngay.
Khi trẻ bị đau nhiều, thường xuyên chảy nước mắt, sợ ánh sáng hoặc nhìn mờ sau khi bị va đập vào mắt, hãy đặt lên mắt một chiếc khăn mát rồi đến ngay cơ sở y tế. Trẻ có thể bị vết thương ở bề mặt mắt và cần điều trị bằng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ theo đơn bác sĩ. Nếu bị hóa chất bắn vào mắt, hãy giữ cho mắt trẻ mở rồi rửa bằng nước ấm và gọi cấp cứu.
Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vaccine; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng; và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh.
Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Đặc biệt, theo quy trình sàng lọc phòng chống dịch Covid-19, những trường hợp có những triệu chứng nghi nhiễm Covid- sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể sàng lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu, đảm bảo an toàn không lây nhiễm.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
Bình luận