Chiếc răng đầu tiên của trẻ thường xuất hiện khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi. Thế nhưng mỗi trẻ sẽ có thời điểm mọc răng khác nhau nên một số trẻ có thể bắt đầu mọc răng khá muộn. Tuy nhiên, nếu trẻ đã được 18 tháng tuổi và chưa có dấu hiệu mọc chiếc răng đầu tiên thì đây có thể được xem là tình trạng trẻ chậm mọc răng.
NGUYÊN NHÂN TRẺ CHẬM MỌC RĂNG:
-
Do yếu tố di truyền: Nếu thành viên trong gia đình đã từng gặp tình trạng chậm mọc răng, thì không có gì ngạc nhiên khi trẻ cũng như thế.
-
Do thiếu dinh dưỡng: Nếu trẻ không bú đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức không đủ dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của trẻ thì trẻ có thể chậm mọc răng. Sữa mẹ có chứa canxi mà trẻ cần để tăng trưởng, phát triển răng và xương. Sữa công thức dành cho trẻ thường chứa các chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho và vitamin A, C, D giúp tăng khả năng miễn dịch, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ. Canxi là thành phần đặc biệt quan trọng giúp răng chắc khỏe.
-
Do suy giáp và suy tuyến yên: Suy giáp là tình trạng khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Suy giáp thường ảnh hưởng đến nhịp tim, sự trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể. Nếu trẻ có dấu hiệu suy giáp thì rất có thể trẻ sẽ phải đối mặt với tình trạng chậm đạt một số mốc phát triển như biết đi, mọc răng và thậm chí là biết nói. Suy tuyến yên đề cập đến sự giảm tiết của một hoặc nhiều trong số tám hormone được sản xuất bởi tuyến yên. Vấn đề này cũng có thể dẫn đến một số bệnh và tình trạng liên quan đến sự thiếu hụt hormone, chẳng hạn như béo phì, cholesterol cao…
-
Do các lý do khác: Việc chậm mọc răng có thể là một phần của một số tình trạng hoặc rối loạn y tế, chẳng hạn như Hội chứng Down. Ngoài ra, chậm mọc răng cũng có thể là do sự cản trở vật lý ở nướu hoặc xương hàm, không cho phép răng mọc lên.
BIẾN CHỨNG CỦA CHẬM MỌC RĂNG:
-
Răng vĩnh viễn có thể mọc lệch
-
Răng sữa rất cần thiết để trẻ có thể nhai thức ăn đúng cách. Chậm mọc răng khiến trẻ khó nhai và ăn thức ăn rắn.
-
Tình trạng răng hai hàm do răng vĩnh viễn mọc cùng lúc với răng sữa mọc chậm.
KHI NÀO BA MẸ CẦN ĐƯA TRẺ ĐẾN BÁC SĨ?
Trước hết, ba mẹ cần hỏi người thân để xác định trẻ chậm mọc răng có phải do di truyền hay không. Nếu không, ba mẹ nên theo dõi các dấu hiệu khác của trẻ như tăng cân, ăn uống, giấc ngủ… để xem trẻ có bị chậm phát triển không. Nếu trẻ chậm mọc răng có dấu hiệu phát triển không bình thường như khóc khò khè, táo bón hoặc có nhịp tim bất thường, ba mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vắc-xin; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng; và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh.
Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
Bình luận