Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

MẸ BẦU ĐI MÁY BAY & NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý!

08/02/2021

0
MẸ BẦU ĐI MÁY BAY & NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý!
 
Khi mang thai, Mẹ phải luôn cân nhắc trước các quyết định về việc ăn uống, ngủ nghỉ cũng như vấn đề đi lại của bản thân. Đặc biệt trong dịp Tết, thời điểm của những chuyến đi, nhiều mẹ bầu có thể thắc mắc việc di chuyển bằng máy bay có ảnh hưởng gì đến bé cưng hay không. Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc, hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tìm hiểu ngay sau đây!
 
Mẹ Bầu Đi Máy Bay Có An Toàn Không?
Câu trả lời là “Có”. Nhìn chung, di chuyển bằng đường hàng không là an toàn với điều kiện thai kỳ không kèm các bệnh lý khác về nội khoa hay sản khoa. Tuy vậy, Mẹ bầu cũng cần lưu ý rằng: Sau 32 tuần, Mẹ bầu nên hạn chế di chuyển bằng phương tiện này.

 
Thời Gian Thích Hợp Để Mẹ Bầu Đi Máy Bay?
Phụ nữ sắp đến ngày sinh không nên đi máy bay. Thời gian an toàn nhất để Mẹ bầu đi máy bay là khoảng giữa tam cá nguyệt thứ hai (từ 14 – 27 tuần).
 
 
Phụ Nữ Mang Thai Đi Qua Máy Quét An Ninh Có An Toàn Không?
Trước khi lên máy bay, hành khách phải đi qua các máy quét an ninh. Đa phần, mức bức xạ của máy này khá an toàn, kể cả với phụ nữ mang thai.
 
 
Áp Suất Cabin Trong Máy Bay Có Gây Hại Cho Em Bé?
Tất cả các hãng hàng không được yêu cầu phải đảm bảo áp suất cabin an toàn cho hành khách. Đối với những phụ nữ có thai kỳ khỏe mạnh, điều này không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào. Tuy nhiên, đối với một số người, nhịp tim và huyết áp có thể tăng do áp suất trong cabin thấp.
 
 
Tình Trạng Ốm Nghén Có Thể Trở Nên Tồi Tệ Hơn Khi Di Chuyển Bằng Máy Bay Không?
Tình trạng này có thể xảy ra do sự gia tăng về độ cao và nhiệt độ. Nôn mửa nhiều có thể làm cho cơ thể Mẹ bị mất nước. Do đó, Mẹ nên uống nhiều nước trong và sau chuyến bay để tránh mất nước.
 
 
Bí Quyết Giúp Mẹ Cảm Thấy Thoải Mái Hơn Trong Suốt Chuyến Bay:
 
Trước khi máy bay cất cánh, không nên ăn quá no.
Yêu cầu một chỗ ngồi ở giữa máy bay, gần lối đi để có thể di chuyển đến phòng vệ sinh nhanh chóng.
Luôn thắt dây an toàn trong suốt chuyến bay. Dây an toàn phải được đặt ở dưới bụng và thấp trên hông.
Ngồi lâu ở một tư thế có thể khiến các khớp của Mẹ bị căng cứng và chuột rút. Vì vậy, khi máy bay đã đạt độ cao ổn định, Mẹ nên đứng dậy và di chuyển vài phút rồi quay lại vị trí ngồi.
Uống đủ nước trong khi bay là điều quan trọng mà Mẹ phải nhớ.
 
 
Tất cả các trường hợp có thai trong tất cả các giai đoạn đều phải được khám trước khi đi máy bay. Mẹ bầu cũng cần thông tin về dự định đi máy bay của mình khi đi khám thai để Bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên phù hợp khi có các dấu hiệu nguy hiểm.
Ngoài ra, Mẹ bầu cũng cần lưu ý tìm hiểu kỹ về quy định vận chuyển hành khác mang thai của từng hãng hàng không. Mang theo sổ khám thai để khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn để Bác sĩ có thể can thiệp phù hợp.
 

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 29/11/2024

    GÃY XƯƠNG BÁNH CHÈ ĐẦU GỐI | CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

  • 27/11/2024

    BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ (AIH) TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH THEO TIÊU CHUẨN JCI

  • 25/11/2024

    THAM VẤN ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG TRONG SINH HOẠT HÀNG NGÀY

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Robert Francois Marie Riche

    Khoa Phụ Sản

    Bác sĩ Riche là chuyên gia Phẫu thuật Sản khoa với hơn 22 năm kinh nghiệm thực hành lâm sàng và giảng dạy, chuyên sâu về Ung thư vú và Phẫu thuật nội soi trong Sản phụ khoa. Bác sĩ Riche cũng dẫn dắt đội ngũ nhằm đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh cũng như đáp ứng các cải tiến chất lượng tiêu chuẩn quốc tế thông qua các kế hoạch đào tạo và phát triển chuyên môn.

    Tìm hiểu thêm
  • Vũ Văn Phi

    Khoa Phụ Sản

    Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi với kinh nghiệm làm việc dày dặn gần 20 năm tại các bệnh viện phụ sản quốc tế lớn, từng giữ vị trí cố vấn cao cấp trong lĩnh vực sản phụ khoa và nhận được sự tín nhiệm cao từ đồng nghiệp và Quý khách hàng. Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi rất được yêu thích trong cộng đồng mẹ bầu vì tính cách dí dỏm, tâm lý, thân thiện, giúp các bố mẹ tương lai có thể giảm bớt lo lắng trong thai kỳ. Đặc biệt Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi nổi tiếng “mát tay”, chuyên môn cao - vết mổ đẹp và dày dạn kinh nghiệm chăm sóc các ca sinh khó, xử trí các trường hợp sản phụ mắc bệnh lý trong thai kỳ và các tai biến sản khoa thường gặp. Hiện tại, Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi đang giữ vị trí Phó Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH). 

    Tìm hiểu thêm
  • Vũ Nhật Linh

    Khoa Phụ Sản

    ThS.BSCKII. Vũ Nhật Linh là một chuyên gia tài năng, với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản Phụ khoa. Bác sĩ đã từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn trên toàn quốc, chuyên sâu về sản bệnh lý, hỗ trợ sinh sản, và nội soi phụ khoa. Không chỉ dừng lại ở vai trò bác sĩ, Bác sĩ Linh còn là giảng viên nhiệt huyết tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, nơi bác chia sẻ kiến thức và đam mê với thế hệ y bác sĩ tương lai. Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ, Bác sĩ Vũ Nhật Linh luôn đồng hành tận tâm cùng các sản phụ trong hành trình đón chào những thiên thần nhỏ.

    Tìm hiểu thêm
  • Hồ Nguyên Tiến

    Khoa Phụ Sản

    Thạc sĩ Bác sĩ CKI Hồ Nguyên Tiến là cựu bác sĩ nội trú Bệnh viện Antoine Beclere – APHP- Paris – Pháp năm 2008, tốt nghiệp bác sĩ nội trú Sản Phụ khoa năm 2006. Là chuyên gia phẫu thuật nội soi phụ khoa - niệu phụ khoa, thai kỳ nguy cơ cao và chẩn đoán tiền sản được đào tạo tại Việt Nam, Pháp và Singapore, với hơn 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị chuyên ngành Sản phụ khoa - Niệu phụ khoa. Thạc sĩ Bác sĩ Hồ Nguyên Tiến đã và đang không ngừng nỗ lực, thường xuyên tham gia các khóa học và hội thảo khoa học để việc cải thiện chất chăm sóc, điều trị và phẫu thuật. Với bề dày kinh nghiệm trong phẫu thuật nội soi và được đào tạo Pháp và Sigapore cũng như tại Việt Nam, Thạc Sĩ Bác sĩ Hồ Nguyên Tiến là người thực hiện các ca phẫu thuật nội soi phức tạp của Bệnh viện hiện nay, trong lĩnh vực sản khoa - chẩn đoán tiền sản là người kết nối và phát triển các mối quan hệ hợp tác giữa các khoa và các bệnh viện để đưa ra chẩn đoán chính xác cho từng trường hợp.

    Tìm hiểu thêm