Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

NÊN VÀ KHÔNG NÊN KHI BỊ CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM

28/08/2021

0
Trong cuộc sống, việc bất ngờ gặp phải các chấn thương phần mềm là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt là đối với những người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc, chơi thể thao, vận động mạnh,...Vậy khi gặp chấn thương phần mềm, bạn nên và không nên làm gì?
 
► ​Thế nào là chấn thương phần mềm?​

Chấn thương phần mềm là thuật ngữ dùng để diễn tả chung cho các loại tổn thương ở cơ, gân, dây chằng và phần da, mỡ, bao khớp cũng như tổ chức liên kết khác.​
 
► Các triệu chứng thường thấy của chấn thương phần mềm là gì?​
 
  • Cảm giác đau tức thì kèm theo sưng ngay hoặc chậm.​
 
  • Tình trạng căng cứng có thể xuất hiện do chấn thương và sưng tấy.​
 
  • Vết bầm tím cũng có thể phát triển sau 24 đến 48 giờ.​

Đối với chấn thương phần mềm từ mức trung bình đến nghiêm trọng của cơ, gân và dây chằng xung quanh khớp, tình trạng mất ổn định có thể xảy ra, đặc biệt là đối với các khớp chịu trọng lượng như hông, đầu gối và mắt cá chân.​
 
► Khi gặp chấn thương phần mềm, bạn NÊN:​
 
  • Nghỉ ngơi​: Sau khi gặp chấn thương, bạn cần được nghỉ ngơi, hạn chế tối đa sự di chuyển, vận động để làm giảm lượng máu chảy và triệu chứng đau. Cắt giảm thời gian luyện tập hoặc chuyển sang loại bài tập khác để tránh lực tác động đến vết thương, ngăn ngừa tổn thương lan rộng.​
 
  • Chườm đá: Đá lạnh làm giảm lượng máu chảy và vết bầm tím bằng cách làm mát các mạch máu dưới da, khiến chúng co lại. Nó cũng có tác dụng gây tê nên có thể giảm đau. Lưu ý để không bị bỏng da do chườm trực tiếp quá lâu, bạn nên bọc đá bằng vải nỉ hoặc dùng túi đá để chườm.​
 
  • Băng ép​: Cách này đặc biệt hiệu quả khi bạn bị thương ở chân, tay. Sau khi bạn đã chườm túi nước đá lên vùng bị ảnh hưởng nhiều lần trong khoảng thời gian từ 10 đến 30 phút, bạn nên sử dụng các loại băng thun quấn quanh vị trí bị chấn thương để giảm chảy máu và tình trạng sưng nề.​
 
  • Kê cao​: Với những vị trí bị tổn thương thì việc gác cao hơn so với tim sẽ giúp máu chảy ngược về tim, có tác dụng giảm đau và giảm phù nề hiệu quả. Trường hợp chấn thương phần mềm ở chi dưới thì kê chân lên cao còn ở tay thì treo tay bằng đai.​
 
Lưu ý: Các phương pháp nêu trên chỉ mang tính xử lý tạm thời nhằm hạn chế các chấn thương phần mềm tiến triển nặng hơn. Sau khi đã thực hiện các phương pháp trên, tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ tại những cơ sở y tế chất lượng để thăm khám và kiểm tra kỹ hơn. Việc xử lý và can thiệp các chấn thương đúng cách trong thời gian sớm sẽ giảm các triệu chứng, làm cho tổn thương nhanh chóng hồi phục.​
 
► Ngược lại, khi bị chấn thương phần mềm, trong khoảng 48 đến 72 giờ đầu bạn KHÔNG NÊN:​
 
  • Sử dụng dầu nóng​: Điều này sẽ làm tăng lưu lượng máu tới vị trí vết thương càng nhiều, khiến cho các triệu chứng như đau, sưng nề, chảy máu nặng hơn.​
 
  • Thoa cồn, rượu​: Thoa cồn, rượu có thể gây tăng biểu hiện phù nề, đôi khi còn khiến các tổn thương lan rộng, tăng nguy cơ nhiễm trùng và khả năng hồi phục lâu.​
 
  • Massage​: Phương pháp sẽ thúc đẩy lưu lượng máu vào vết thương, làm tăng sưng tấy, tổn thương nghiêm trọng và đau đớn hơn.
 
Tại chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), trong quá trình tư vấn và điều trị, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp, kỹ thuật và phác đồ điều trị mới nhất theo tiêu chuẩn Mỹ. Quan trọng nhất, bác sĩ chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình phối hợp cùng bác sĩ Vật Lý Trị Liệu - Phục Hồi Chức Năng lên kế hoạch điều trị và thiết kế bài tập riêng cho từng bệnh nhân dựa trên đánh giá bệnh nhân qua nhiều yếu tố: mức độ bệnh, nghề nghiệp, thói quen chơi thể thao, những bệnh lý khác của bệnh nhân, thời gian tập luyện phù hợp với bệnh nhân.​
 
Bệnh nhân cũng được hỗ trợ giảm đau bằng nhiều phương pháp, máy móc thiết bị hiện đại và không gian điều trị lý tưởng tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) cho người bệnh tham gia tập luyện, rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe, sớm vận động bình thường trở lại.​

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 15/11/2024

    CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC (ACL): NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

  • 11/11/2024

    BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ “NHỮNG TIẾN BỘ MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC BỆNH LÝ UNG THƯ”

  • 08/11/2024

    ƯU ĐÃI 250,000 VNĐ PHÍ KHÁM TẤT CẢ CHUYÊN KHOA

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Nguyễn Hồng Trung

    Khoa Chấn thương chỉnh hình

    ThS. BS. Nguyễn Hồng Trung tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa và Thạc sĩ Ngoại khoa tại Đại học Y Dược Huế. Bác sĩ Trung có hơn 30 năm kinh nghiệm quản lý, khám và điều trị tại các bệnh viện lớn TP.HCM. Từng giữ nhiều vị trí quan trọng như Giám đốc chuyên môn tại Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Dương. Hiện tại, ThS. BS. Nguyễn Hồng Trung đang giữ vai trò Giám đốc Y khoa tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH).

    Tìm hiểu thêm
  • Ong Kian Soon

    Khoa Khám bệnh & Kiểm tra sức khỏe tổng quát

    Bác sĩ Ong Kian Soon tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore năm 2004 và là Bác sĩ gia đình đã được đăng ký với Bộ Y tế Singapore. Bác có kinh nghiệm lâm sàng làm việc tại nhiều bệnh viện tư nhân và công lập ở Singapore, tại các phòng khám ngoại trú lẫn các khoa nội trú. Bác tích cực thúc đẩy quảng bá Y học gia đình tại Việt Nam và đã làm việc với Đại học Y Phạm Ngọc Thạch để đẩy mạnh y học gia đình tại TP.HCM. Bác cũng được mời làm diễn giả tại một số hội nghị y học gia đình để trao đổi về mô hình y học gia đình được thực hiện tại Singapore.

    Tìm hiểu thêm
  • Esser Rene Daniel

    Khoa Chấn thương chỉnh hình

    GS. TS. BS. René D. Esser là Giáo sư, Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình - Nguyên trưởng Khoa Đại học Stanford, USA; nguyên Trưởng Khoa Bệnh viện Markgroeningen, Tây Đức, nguyên Trưởng Khoa Chấn thương - Chỉnh hình Bệnh viện Polyclinique du Ternois, Pháp;  Nguyên Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quốc Gia Tupua Tamasese Meaole, Samoa. ​Với bề dày hơn 40 năm kinh nghiệm, GS. TS. BS. René D. Esser là một trong số ít các bác sĩ ngoại khoa – chấn thương chỉnh hình có thể chữa trị cho những ca bệnh dị tật bẩm sinh và các bệnh lý chấn thương nghiêm trọng tại Việt Nam.

    Tìm hiểu thêm
  • Saijo Yasuo

    Đơn vị Ung Bướu

    Giáo sư - Bác sĩ Saijo Yasuo là chuyên gia hàng đầu về ung thư nội khoa với hơn 40 năm kinh nghiệm. Bác sĩ Saijo Yasuo từng giữ nhiều vị trí quan trọng tại các bệnh viện danh tiếng chuyên về ung bướu tại Nhật Bản. Từ tháng 10/2024, Bác sĩ Saijo Yasuo đảm nhiệm vai trò bác sĩ cấp cao tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), nơi ông sẽ mang đến những phương pháp điều trị hiệu quả và tiên tiến với tiêu chuẩn quốc tế cho bệnh nhân tại Việt Nam. Trước khi gia nhập Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), Giáo sư Saijo Yasuo từng giữ vai trò Trưởng khoa và Giáo sư tại Bệnh viện Đại học Y Hirosaki và Bệnh viện Đại học Tohoku. Ông đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc với những nghiên cứu đột phá và tâm huyết trong lĩnh vực ung bướu, đóng góp to lớn vào việc chăm sóc bệnh nhân và giáo dục y khoa.

    Tìm hiểu thêm