Sỏi thận là một bệnh lý thường gặp nhất tại đường tiết niệu. Sỏi thận nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm, nhưng thông thường bệnh sẽ diễn tiến âm thầm, đã có nhiều trường hợp người bệnh không phát hiện bệnh sớm cho đến khi cơn đau quặng thận xuất hiện. Nếu không thăm khám và điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, đau quặn thận cấp hoặc thậm chí có thể gây hư thận, ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Hãy cùng AIH tìm hiểu qua về bệnh sỏi thận cũng như cách phòng tránh những biến chứng nhé!
► Nguyên nhân gây sỏi thận:
Sỏi thận là những tinh thể muối hoặc khoáng chất kết nối lại hình thành bên trong thận. Nó có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận bài tiết nước tiểu, từ thận cho đến bàng quang.
Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận, bắt đầu từ sự kết tinh, lắng đọng tinh thể trong hệ tiết niệu. Một trong những lý do phổ biến có thể kể đến như: chế độ ăn nhiều muối, uống không đủ nước, dùng thuốc không điều độ, tăng cân bất thường…
Sỏi thận là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nên nếu không phát hiện sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
► Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận như:
-
Mất nước: Uống không đủ nước mỗi ngày.
-
Chế độ ăn: Nhiều chất đạm, muối, oxalate, calcium…
-
Tăng cân bất thường, dẫn đến chỉ số BMI cao.
-
Có vấn đề về sức khỏe hệ tiêu hóa (viêm ruột hoặc tiêu chảy mạn tính) gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ calcium và nước làm thúc đẩy quá trình hình thành sỏi thận.
-
Đã từng trải qua các ca phẫu thuật nối tắc ruột, cắt đoạn ruột…
-
Các bệnh khác: Toan ống thận, cường cận giáp, gout, rối loạn chuyển hóa cysteine và nhiễm trùng đường tiết niệu.
-
Các bệnh lý của đường tiết niệu bẩm sinh hoặc mắc phải như: Hẹp đường tiết niệu, bệnh lý khúc nối…
► Các triệu chứng dễ nhận thấy nhất của sỏi thận:
-
Đau lưng, đau hông dai dẳng, có dấu hiệu đau lan qua phần bụng dưới và bẹn.
-
Đau nhiều, buốt hơn mỗi khi tiểu tiện.
-
Nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc nâu, có mùi hôi hoặc cặn trắng.
-
Tiểu nhiều lần hơn so với bình thường, mỗi lần tiểu lắt nhắt
-
Hay bị sốt, đau đầu hoặc lạnh run (triệu chứng của nhiễm trùng)
-
Tiểu ra sỏi
► Cách phòng tránh các biến chứng của bệnh sỏi thận:
-
Uống nhiều nước mỗi ngày. Theo khuyến cáo, mỗi ngày bạn phải uống ít nhất 2 lít nước (khoảng 10 ly nước) để tránh sỏi niệu.
-
Giảm đạm động vật để hạn chế lượng acid uric trong máu có thể hình thành sỏi urat trong thận.
-
Ăn nhạt, giảm muối và các thực phẩm chứa natri.
-
Bổ sung đủ canxi trong chế độ ăn hằng ngày: Ăn đủ canxi trong mỗi bữa ăn hằng ngày sẽ giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi canxi. Mỗi ngày có thể dùng khoảng 2-3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa chua (khoảng 800-1000 mg Canxi/ngày).
-
Lựa chọn những thực phẩm giàu chất xơ: Ăn thực phẩm giàu chất xơ có thể giảm nguy cơ hình thành sỏi bằng cách giảm lượng canxi, oxalat bạn hấp thụ, đồng thời làm giảm nồng độ acid trong nước tiểu.
-
Trao đổi kỹ càng với các chuyên gia y tế về những loại thuốc đang dùng.
Để phòng ngừa sỏi thận hiệu quả, bạn nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ để phát hiện sớm bệnh và có hướng điều trị tốt nhất.
Tại Khoa Thận Niệu - Nam khoa Bệnh viện AIH, người bệnh sẽ nhận được sự chăm sóc toàn diện và riêng biệt cho từng trường hợp với các bác sĩ niệu khoa giàu kinh nghiệm. Cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện chẩn đoán hiện đại, các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác các bệnh phức tạp ngay lần khám đầu tiên, mang đến khả năng điều trị thành công cao nhất.
AIH hiện đang áp dụng nhiều phương pháp điều trị, từ điều trị bằng thuốc đến các phẫu thuật ít xâm hại như nội soi tiết niệu, phẫu thuật nội soi, ... với mục tiêu mang lại sự thoải mái và phục hồi nhanh nhất cho người bệnh.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Bình luận