Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

Phụ nữ hiện đại: Sinh thường hay sinh mổ?

13/12/2018

0

Mổ lấy thai đang trở thành “trào lưu” của nhiều thai phụ, thế nhưng chỉ 15% - 20% trường hợp được chỉ định mổ lấy thai. Vậy khi nào sinh thường và lúc nào sinh mổ?

Sinh thường hay sinh mổ đều do bác sĩ chẩn đoán theo dõi từng trường hợp cụ thể để đưa ra phương pháp sinh thích hợp, an toàn nhất cho cả mẹ lẫn con.

Mẹ sinh thường khi nào?

Sinh thường luôn phù hợp với sinh lý tự nhiên, chỉ trừ những trường hợp khung chậu của người mẹ bị hẹp hoặc trọng lượng thai quá to (trên 4.000 g), hoặc thai nhi nằm ở vị trí bất thường như nằm ngang hay ngược. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh những lợi ích khi sinh thường:

- Khi sinh thường, mẹ hồi phục sức khỏe nhanh hơn, cho con bú sớm (1 giờ sau sinh), chăm sóc bé ngay và có thể tự đi lại sau vài giờ “vượt cạn”.

- Mẹ sinh thường, bé sẽ được bú sữa non (có trong 72 giờ đầu sau sinh). Sữa non chứa nhiều kháng thể, các loại vitamin và vi chất; vì vậy sẽ giúp trẻ tăng đề kháng, bảo vệ trẻ trước một số tác nhân gây bệnh.

- Những căng thẳng, lo lắng suốt 9 tháng mang thai sẽ tan biến khi mẹ nhìn thấy con khỏe mạnh. Thậm chí, khi nhìn thấy thiên thần nhỏ nằm kế bên, thấy rõ mặt con, người mẹ càng thêm động lực sống, vượt qua mọi khó khăn hiện tại.

Ai phải sinh mổ?

Sinh mổ là một lựa chọn trong những tình huống cấp cứu hoặc theo dõi sinh thường có ảnh hưởng đến sức khỏe bé – mẹ (kẹt vai, suy thai, vỡ tử cung).

- Thai quá to so với khung chậu của mẹ thì buộc phải sinh mổ. Nếu sinh thường, trẻ có thể bị kẹt vai, gây liệt đám rối thần kinh cánh tay, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tương lai.

- Khung chậu của mẹ hẹp nếu để chuyển dạ bình thường sẽ đưa đến vỡ tử cung. Hay nhau tiền đạo chảy máu nhiều, cần phải mổ, may cầm máu. Đôi khi phải cắt tử cung.

- Sẽ mổ lấy thai những trường hợp ngôi thai bất thường như ngôi mông, ngôi ngang. Với những trường hợp cấp cứu buộc phải sinh mổ như: suy thai vì sinh ngã âm đạo, em bé có nguy cơ mất tim thai.

- Thậm chí, trong trường hợp mẹ được chỉ định sinh thường, nhưng khi vỡ ối, sa dây rốn buộc phải chuyển sang sinh mổ, vì đầu em bé chèn vào dây rốn gây suy thai hoặc tử vong bé.

Sợ sinh thường căng thẳng, muốn sinh mổ được không?

Mổ lấy thai chủ động cũng là phương pháp sinh nhưng trong những trường hợp: nhau tiền đạo trung tâm đủ tháng, thai đủ trưởng thành trên thai phụ có vết mổ bắt con nhiều lần trước đó. Thế nhưng, trong trường hợp, thai phụ căng thẳng, lo sợ trải qua cơn chuyển dạ đau đớn có mong muốn sinh mổ chủ động vẫn được chấp nhận sau khi được bác sĩ tư vấn đầy đủ những diễn biến bất lợi khi sinh mổ.

- Sinh mổ phải chấp nhận rủi ro từ gây mê, gây tê, dù tỷ lệ này rất thấp. Gây mê bắt buộc đặt nội khí quản có thể gây viêm phổi, gây tê vào tủy sống có thể gây đau đầu, đau lưng sau đó.

- Sinh mổ có vết thương tại tử cung, thành bụng. Vì vậy, có nguy cơ nhiễm trùng từ mức độ nhẹ đến nặng.

Tóm lại, để quyết định sinh thường hay sinh mổ, sản phụ đều cần được bác sĩ theo dõi để có chẩn đoán cụ thể và đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất cho trường hợp của mình.

GS. TS. BS. Nguyễn Duy Tài
Cố vấn Chuyên môn Khoa Phụ sản, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 20/09/2024

    GS.TS.BS RENÉ D.ESSER ĐỒNG HÀNH CÙNG BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ (AIH) PHẪU THUẬT MIỄN PHÍ NHIỀU TRƯỜNG HỢP DỊ TẬT CƠ XƯƠNG KHỚP PHỨC TẠP Ở TRẺ EM

  • 18/09/2024

    TRUNG TÂM ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN CƠ XƯƠNG KHỚP TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ (AIH) - PHỤC HỒI TOÀN DIỆN CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG

  • 16/09/2024

    THOÁI HÓA CỘT SỐNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Nguyễn Hồng Trung

    Khoa Chấn thương chỉnh hình

    ThS. BS. Nguyễn Hồng Trung tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa và Thạc sĩ Ngoại khoa tại Đại học Y Dược Huế. Bác sĩ Trung có hơn 30 năm kinh nghiệm quản lý, khám và điều trị tại các bệnh viện lớn TP.HCM. Từng giữ nhiều vị trí quan trọng như Giám đốc chuyên môn tại Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Dương. Hiện tại, ThS. BS. Nguyễn Hồng Trung đang giữ vai trò Giám đốc Y khoa tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH).

    Tìm hiểu thêm
  • Ong Kian Soon

    Khoa Khám bệnh & Kiểm tra sức khỏe tổng quát

    Bác sĩ Ong Kian Soon tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore năm 2004 và là Bác sĩ gia đình đã được đăng ký với Bộ Y tế Singapore. Bác có kinh nghiệm lâm sàng làm việc tại nhiều bệnh viện tư nhân và công lập ở Singapore, tại các phòng khám ngoại trú lẫn các khoa nội trú. Bác tích cực thúc đẩy quảng bá Y học gia đình tại Việt Nam và đã làm việc với Đại học Y Phạm Ngọc Thạch để đẩy mạnh y học gia đình tại TP.HCM. Bác cũng được mời làm diễn giả tại một số hội nghị y học gia đình để trao đổi về mô hình y học gia đình được thực hiện tại Singapore.

    Tìm hiểu thêm
  • Esser Rene Daniel

    Khoa Chấn thương chỉnh hình

    GS. TS. BS. René D. Esser là Giáo sư, Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình - Nguyên trưởng Khoa Đại học Stanford, USA; nguyên Trưởng Khoa Bệnh viện Markgroeningen, Tây Đức, nguyên Trưởng Khoa Chấn thương - Chỉnh hình Bệnh viện Polyclinique du Ternois, Pháp;  Nguyên Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quốc Gia Tupua Tamasese Meaole, Samoa. ​Với bề dày hơn 40 năm kinh nghiệm, GS. TS. BS. René D. Esser là một trong số ít các bác sĩ ngoại khoa – chấn thương chỉnh hình có thể chữa trị cho những ca bệnh dị tật bẩm sinh và các bệnh lý chấn thương nghiêm trọng tại Việt Nam.

    Tìm hiểu thêm
  • Robert Francois Marie Riche

    Khoa Phụ Sản

    Bác sĩ Riche là chuyên gia Phẫu thuật Sản khoa với hơn 22 năm kinh nghiệm thực hành lâm sàng và giảng dạy, chuyên sâu về Ung thư vú và Phẫu thuật nội soi trong Sản phụ khoa. Bác sĩ Riche cũng dẫn dắt đội ngũ nhằm đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh cũng như đáp ứng các cải tiến chất lượng tiêu chuẩn quốc tế thông qua các kế hoạch đào tạo và phát triển chuyên môn.

    Tìm hiểu thêm