Hầu hết trẻ sơ sinh có thể nghe bình thường, tuy nhiên vẫn có 1-3 bé trong số 1.000 bé bị giảm thính lực. Nếu không xét nghiệm sàng lọc khiếm thính cho trẻ sơ sinh, sẽ rất khó để phát hiện tình trạng mất thính lực trong những năm đầu đời của bé.
Một trong những cách trẻ học hỏi là thông qua thính giác. Vì vậy, nếu thính giác của trẻ có vấn đề và không được điều trị đúng và can thiệp sớm, trẻ sẽ gặp khó khăn trong phát âm và phát triển ngôn ngữ.
Khám sàng lọc thính giác sơ sinh giúp phát hiện tình trạng mất thính lực có thể xảy ra trong những ngày đầu đời của trẻ. Nếu phát hiện thấy mất thính lực, các xét nghiệm tiếp theo sẽ được thực hiện để xác nhận và từ đó có hướng điều trị, can thiệp sớm. Các nghiên cứu cho thấy, trẻ bị mất thính lực được can thiệp sớm phù hợp trước 6 tháng tuổi thường sẽ phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và học tập tốt.
► Khi nào thực hiện sàng lọc?
Thông thường, sàng lọc khiếm thính cho trẻ sơ sinh được thực hiện trước khi xuất viện. Lý tưởng nhất, xét nghiệm được thực hiện trong 4 đến 5 tuần đầu tiên, nhưng có thể trong vòng 3 tháng tuổi.
► Sàng lọc khiếm thính trẻ sơ sinh được thực hiện như thế nào?
Có 2 xét nghiệm sàng lọc có thể được sử dụng:
-
Đo âm ốc tai (OAE) — Nghiệm pháp này đo các sóng âm được tạo ra ở tai trong. Một đầu dò nhỏ được đặt ngay bên trong ống tai của trẻ. Nó đo lường đáp ứng (âm thanh dội lại) khi tiếng click được phát vào tai trẻ.
-
Đo đáp ứng thính giác thân não (AABR) — Nghiệm pháp này đo lường cách mà dây thần kinh thính giác phản ứng với âm thanh. Tiếng click được phát ra qua tai nghe mềm vào tai của em bé. Ba điện cực được gắn lên vùng đầu em bé để đo đáp ứng của dây thần kinh thính giác.
Cả hai nghiệm pháp này đều nhanh (khoảng 5 đến 10 phút), không đau và được thực hiện trong khi bé đang ngủ hoặc nằm yên. Có thể sử dụng một hoặc cả hai nghiệm pháp.
Bố mẹ sẽ được báo kết quả ngay sau khi làm xong thử nghiệm.
► Nếu phát hiện bị khiếm thính, bố mẹ có thể làm gì?
Điều này phụ thuộc vào loại khiếm thính của bé. Tất cả các bé khiếm thính nên được khám với một bác sĩ chuyên về thính học có kinh nghiệm với trẻ sơ sinh, bác sĩ tai mũi họng và bác sĩ mắt nhi khoa do một số trẻ khiếm thính cũng có thể có vấn đề về thị lực. Trẻ cũng có thể cần khám bác sĩ di truyền học để xem có nguyên nhân di truyền nào gây mất thính giác hay không.
Bác sĩ chuyên thính học cùng bác sĩ tai mũi họng có thể làm các thử nghiệm thính giác đặc biệt để xác định mức độ giảm thính lực và cần làm gì để hỗ trợ trẻ.
Nếu trẻ điếc vĩnh viễn, trẻ có thể dùng các thiết bị trợ thính và các dịch vụ hỗ trợ ngôn ngữ.
Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), tất cả trẻ sơ sinh khi chào đời tại bệnh viện sẽ được thăm khám, kiểm tra sức khoẻ bao gồm: Tầm soát tim bẩm sinh SpO2; Đo vàng da; Sàng lọc thính lực sơ sinh; Tiêm vaccine viêm gan B, Lao, Vitamin K. Đồng thời, trẻ cũng sẽ được các bác sĩ chuyên Khoa Nhi thăm khám mỗi ngày để theo dõi sát tình trạng sức khỏe của trẻ ngay từ khi chào đời.
Để biết rõ hơn về Chương trình chăm sóc và kiểm tra sức khỏe Nhi - Sơ sinh, bố mẹ vui lòng liên hệ tới Hotline (028) 3910 9999 hoặc Inbox https://m.me/aih.com.vn nhé!
Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vaccine; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng; và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh.
Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: Khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: (Lối vào 199 Nguyễn Hoàng) Số 6, Đường Bắc Nam 3, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Bình luận