Ba mẹ có biết, biểu hiện của việc cơ thể thiếu kẽm ở trẻ rất thầm lặng, vì vậy, việc dự phòng thiếu kẽm thông qua chế độ ăn là rất quan trọng.
Theo kết quả Tổng điểu tra Dinh dưỡng năm 2019-2020, tỉ lệ thiếu kẽm ở trẻ em 6-59 mặc dù có giảm nhưng tỉ lệ vẫn khá cao, chiếm 58%. Nguyên nhân trẻ em Việt Nam có tỷ lệ thiếu kẽm cao là do chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn thiếu các thực phẩm giàu kẽm có nguồn gốc động vật, chế độ ăn nhiều phytate gây cản trở hấp thu kẽm, hoặc do một số tình trạng bệnh lý làm giảm hấp thu kẽm từ ruột non.
Trẻ thiếu kẽm có những biểu hiện theo nhiều hình thức khác nhau, ba mẹ có thể nhận biết cơ thể trẻ thiếu kẽm qua các dấu hiệu phổ biến như: biếng ăn, ăn không ngon, chậm lớn, suy giảm miễn dịch,...
Theo chuyên gia dinh dưỡng Trần Thị Ngọc Châu – Khoa Dinh Dưỡng chia sẻ các nhóm thực phẩm giàu kẽm trẻ cần bổ sung như:
- Nhóm động vật: hào, lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt cừu, thịt heo, cua
- Nhóm thực vật:
-
Các loại hạt: hạt bí, hạt dưa, mè, đậu phộng, hạt điều, hạt hướng dương;
-
Nấm hương, nấm mèo;
-
Khoai mỡ, bánh mì nâu hoặc đen, yến mạch.
Hơn hết, để giúp con có chế độ dinh dưỡng khoa học ba mẹ cần đưa con đến gặp chuyên gia dinh dưỡng. Dựa trên kết quả thăm khám, các chuyên gia sẽ hiểu cơ thể con đang cần gì, đưa ra hướng dẫn và cùng ba mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Thói quen ăn uống và sở thích của mỗi trẻ là khác nhau vì vậy chế độ ăn uống và vận động cần được cá nhân hóa cho từng trẻ chứ không có một thực đơn hoặc chế độ ăn uống nào áp dụng được cho tất cả.
Khoa dinh dưỡng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm sẽ tiến hành phân tích chế độ ăn và sinh hoạt hiện tại của bé để đưa ra kế hoạch can thiệp dinh dưỡng hợp lý cho từng trường hợp riêng biệt.
----------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Bình luận