Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

UỐNG RƯỢU BIA NGÀY TẾT | NGƯỠNG NÀO CHO SỰ AN TOÀN?

12/02/2021

0
UỐNG RƯỢU BIA NGÀY TẾT | NGƯỠNG NÀO CHO SỰ AN TOÀN?
 
Uống quá nhiều rượu bia trong một lần hoặc thời gian dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Dưới đây là cách rượu bia tác động đến cơ thể bạn:
 
  • Não: Rượu bia gây cản trở những đường dẫn truyền thần kinh trong não, ảnh hưởng đến hoạt động của não, gây thay đổi tâm trạng, hành vi, khó khăn trong di chuyển và suy nghĩ.
  • Tim: Uống nhiều rượu bia có thể gây tổn thương tim và gây ra các vấn đề bao gồm: bệnh cơ tim, loạn nhịp tim, đột quỵ, cao huyết áp.
  • Gan: Rượu bia có thể gây hại cho gan, dẫn đến viêm gan và nhiều vấn đề bao gồm: gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan…
  • Tuỵ: Rượu bia là một tác nhân gây viêm tụy cấp, một tình trạng rất nguy hiểm. 
  • Ung thư: Uống quá nhiều rượu bia cũng là yếu tố nguy cơ của các loại ung thư miệng, thực quản, họng, gan, vú…
  • Hệ miễn dịch: Rượu bia có thể làm suy yếu hệ miễn dịch khiến cơ thể dễ bị bệnh hơn. Người uống rượu lâu năm có nguy cơ mắc các bệnh viêm phổi và lao phổi hơn so với những người không uống hoặc uống vừa phải. Uống quá nhiều rượu bia cùng lúc làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Tình trạng này có thể kéo dài đến 24 giờ sau khi say.

 
Để ngày Tết không mất vui cũng như hạn chế ảnh hưởng của rượu bia, cùng AIH tham khảo một số bí quyết dưới đây nhé:
 
  • Trước và trong khi uống rượu bia, bạn nên ăn kèm với thức ăn, đặc biệt là thực phẩm giàu protein (đậu phụ, phô mai…) 
  • Uống chậm và từng ngụm nhỏ. Việc này giúp cho cơ thể bạn có thời gian để chuyển hóa chất cồn nạp vào, kiểm soát được tình trạng ngộ độc cồn.
  • Nữ giới có ít enzyme để chuyển hóa cồn hơn nam giới. Điều này có nghĩa là phụ nữ dễ bị say hơn và dễ bị ngộ độc rượu hơn đàn ông. Theo khuyến nghị của tổ chức dinh dưỡng Hoa Kỳ, phụ nữ chỉ nên tiêu thụ tối đa 1 phần rượu/ ngày, trong khi đó nam giới thì nên tiêu thụ tối đa 2 phần rượu/ ngày (1 phần rượu tương đương 1 lon bia, hoặc 1 chum rượu Whisky, 1 ly rượu vang)
  • Không nên uống rượu/ bia kèm Coca-cola, red bull, nước cam tươi.
  • Nghiên cứu khoa học cho thấy một số loại trái cây không nên dùng kèm với rượu/ bia như thanh long và chanh dây, vì chúng làm tăng tổn thương gan do rượu. 

 
Ngoài ra, khi kết hợp các loại thực phẩm sau với rượu sẽ giúp giảm tác hại của rượu:
 
  • Dưa lưới và lê giúp giảm tổn thương gan do rượu và giảm sự hấp thu rượu vào máu. 
  • Trà xanh, trà đen, trà hoa cúc mật ong và vừng đen có tác dụng chuyển hóa rượu nhanh làm giảm nồng độ cồn trong khoảng 6 tiếng đồng hồ sau khi uống, từ đó làm giảm tác hại của rượu. 
  • Hồng sâm đỏ của Hàn Quốc cũng được chứng minh là giảm nồng độ cồn và giảm cảm giác say sau khoảng 30 đến 60 phút.

 
Tuy nhiên, những bí quyết trên chỉ giúp hạn chế chứ không hoàn toàn bảo vệ bạn trước tác hại của bia rượu. Vì vậy, bạn nên uống có chừng mực. Nếu bạn đang dùng thuốc thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi uống rượu vì một số thuốc có thể gây ra các tương tác không mong muốn với rượu.
 
Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), các chuyên gia dinh dưỡng của chúng tôi sẽ đánh giá và tư vấn cho từng trường hợp để các bạn có một chế độ ăn uống vừa đầy đủ dinh dưỡng, vừa phù hợp với công việc và thói quen của từng người nhằm giảm thiếu tối đa tác hại của rượu bia. 
 

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 29/11/2024

    GÃY XƯƠNG BÁNH CHÈ ĐẦU GỐI | CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

  • 27/11/2024

    BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ (AIH) TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH THEO TIÊU CHUẨN JCI

  • 25/11/2024

    THAM VẤN ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG TRONG SINH HOẠT HÀNG NGÀY

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Nguyễn Hồng Trung

    Khoa Chấn thương chỉnh hình

    ThS. BS. Nguyễn Hồng Trung tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa và Thạc sĩ Ngoại khoa tại Đại học Y Dược Huế. Bác sĩ Trung có hơn 30 năm kinh nghiệm quản lý, khám và điều trị tại các bệnh viện lớn TP.HCM. Từng giữ nhiều vị trí quan trọng như Giám đốc chuyên môn tại Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Dương. Hiện tại, ThS. BS. Nguyễn Hồng Trung đang giữ vai trò Giám đốc Y khoa tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH).

    Tìm hiểu thêm
  • Ong Kian Soon

    Khoa Khám bệnh & Kiểm tra sức khỏe tổng quát

    Bác sĩ Ong Kian Soon tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore năm 2004 và là Bác sĩ gia đình đã được đăng ký với Bộ Y tế Singapore. Bác có kinh nghiệm lâm sàng làm việc tại nhiều bệnh viện tư nhân và công lập ở Singapore, tại các phòng khám ngoại trú lẫn các khoa nội trú. Bác tích cực thúc đẩy quảng bá Y học gia đình tại Việt Nam và đã làm việc với Đại học Y Phạm Ngọc Thạch để đẩy mạnh y học gia đình tại TP.HCM. Bác cũng được mời làm diễn giả tại một số hội nghị y học gia đình để trao đổi về mô hình y học gia đình được thực hiện tại Singapore.

    Tìm hiểu thêm
  • Saijo Yasuo

    Đơn vị Ung Bướu

    Giáo sư - Bác sĩ Saijo Yasuo là chuyên gia hàng đầu về ung thư nội khoa với hơn 40 năm kinh nghiệm. Bác sĩ Saijo Yasuo từng giữ nhiều vị trí quan trọng tại các bệnh viện danh tiếng chuyên về ung bướu tại Nhật Bản. Từ tháng 10/2024, Bác sĩ Saijo Yasuo đảm nhiệm vai trò bác sĩ cấp cao tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), nơi ông sẽ mang đến những phương pháp điều trị hiệu quả và tiên tiến với tiêu chuẩn quốc tế cho bệnh nhân tại Việt Nam. Trước khi gia nhập Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), Giáo sư Saijo Yasuo từng giữ vai trò Trưởng khoa và Giáo sư tại Bệnh viện Đại học Y Hirosaki và Bệnh viện Đại học Tohoku. Ông đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc với những nghiên cứu đột phá và tâm huyết trong lĩnh vực ung bướu, đóng góp to lớn vào việc chăm sóc bệnh nhân và giáo dục y khoa.

    Tìm hiểu thêm
  • Mihajlovic Jadranka

    Khoa Khám bệnh & Kiểm tra sức khỏe tổng quát

    Bác sĩ Jadranka Mihajlovic tốt nghiệp năm 2001 tại Đại học Y khoa Serbia. Bác được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm bao quát trong các lĩnh vực chuyên môn Nội khoa, Bệnh truyền nhiễm, các trường hợp Cấp cứu Nội khoa và Chấn thương. Bác đã làm việc tại các cơ sở y tế lớn nhỏ và xử lý các tình huống cấp cứu gồm tai nạn giao thông và chuyển bệnh bằng đường hàng không. Trong những năm gần đây, Bác sĩ Jadranka đặc biệt quan tâm đến việc áp dụng phương pháp tiếp cận mang tính cá nhân hóa nhiều hơn để điều trị cho bệnh nhân. Điều này bao gồm phối hợp việc thay đổi lối sống, tư vấn cải thiện sức khỏe tinh thần, kết hợp với các chất bổ sung nếu cần và tùy biến việc kê đơn thuốc phù hợp với nhu cầu riêng của từng người.

    Tìm hiểu thêm